Tin mới
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 79
  • Trong tuần: 3 351
Đề cương giới thiệu Luật Phòng,chống tham nhũng năm 2018

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU

LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018

(Tài liệu dành cho Báo cáo viên pháp luật các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn)

 

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018. Chủ tịch nước ký Lệnh số14/2018/L-CTN công bố ngày 04 tháng 12 năm 2018. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT

1. Những bất cập phát hiện qua 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005

Sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (Luật PCTN), công tác PCTN đã đạt được nhiều kết quả tích cực,quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội. Nỗ lực PCTN của Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong khuôn khổ thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên và các diễn đàn quốc tế khác. Luật PCTN đã từng bước giúp tạo ra môi trường thể chế ngày càng công khai, minh bạch; từng bước tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác phòng, chống tham nhũng; cơ chế kiểm soát đối với cán bộ, công chức, viên chức và chế độ công vụ ngày càng được cải thiện; việc xử lý người có hành vi tham nhũng và tài sản tham nhũng được chú trọng và nâng cao hiệu quả; bộ máy cơquan phòng, chống tham nhũng bước đầu được củng cố, kiện toàn.

Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài,chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.

Kết quả 10 năm thực hiện Luật PCTN cho thấy, những bất cập của Luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện.

Thứ hai, quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, còn hẹp (chỉ áp dụng đối với quyết định, hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức) dẫn đến khó thực hiện trên thực tế.

Thứ ba, chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ làm giảm hiệu quả phòng ngừa và phát hiện tham nhũng.

Thứ tư, các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, không khuyến khích được tính chủ động của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng.

Thứ năm, các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát được biến động về tài sản, thu nhập; việc xử lý người kê khai không trung thực hoặc không giải trình được một cách hợp lý về biến động tài sản, thu nhập còn chưa hiệu quả.

Thứ sáu, các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm toán nhà nước,thanh tra nhà nước và giám sát chưa phù hợp, chưa phát huy được vai trò, chức năng của mỗi cơ quan.

Thứ bảy, các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo còn chưa đầy đủ, chưa phát huy được sự tham gia của người dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng.

Thứ tám, chưa xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật PCTN và các văn bản pháp luật khác dẫn đến cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất, thiếu biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật PCTN.

2. Xây dựng, ban hành Luật PCTN (sửa đổi)nhằm tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng

Việc xây dựng, ban hành Luật PCTN (sửa đổi) nhằm tiếp tục thực hiện các chủ trương của Đảng về PCTN, cụ thể tại các văn bản:

- Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

- Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản.

- Thông báo số 116-TB/BCĐTW ngày 14/5/2015 của Ban Chỉ đạo TW về PCTN, tại phiên họp thứ 7 của Ban, Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đã kết luận cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật PCTN năm 2005 để đáp ứng sát hơn các yêu cầu PCTN, hạn chế tình trạng tham nhũng vặt… 

- Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 củaBộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xửlý vụ việc, vụ án tham nhũng.

- Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

3. Xây dựng, ban hành Luật PCTN (sửa đổi)để đồng bộ với quy định mới trong các đạo luật quan trọng khác được Quốc hội thông qua và nhằm nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Chống tham  nhũng

Trong thời gian qua, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng có liên quan đến phòng, chống tham nhũng như Luật Ngân sách nhà nước,Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố cáo… Để đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, Luật PCTN cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Kết quả đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng cho thấy, Việt Nam cần có những giải pháp đổi mới toàn diện về công tác PCTN như việc nhận diện và kiểm soát xung đột lợi ích;xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc liêm chính trong hoạt động kinh doanh; thực hiện các biện pháp và cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả…

Vì vậy, việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN là rất cần thiết.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG LUẬT

1. Việc sửa đổi toàn diện Luật Phòng,chống tham nhũng (PCTN) là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, có tác động quan trọng đến sự ổn định, phát triển của đất nước. Vì vậy, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách có liên quan của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị.

2. Tiếp tục xác định nhiệm vụ trọng tâm của Luật PCTN là xây dựng một cơ chế phòng ngừa tham nhũng toàn diện và sâu rộng, qua đó góp phần xây dựng một cơ chế quản ý nhà nước, quản lý xã hội công khai, minh bạch để “không thể tham nhũng”; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng để “không dám tham nhũng”.

3. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) với Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật khác có liên quan, bảo đảm tính khả thi của Luật; có những bước đi phù hợp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng mà Việt Nam là quốc gia thành viên.

III. BỐ CỤC CỦA LUẬT

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 96 điều, được bố cục thành 10 Chương, cụ thể như sau:

Chương I Những quy định chung, gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 8), quy định các nội dung về phạm vi điều chỉnh; các hành vi tham nhũng; giải thích từ ngữ;trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng;quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng;tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng,chống tham nhũng;giám sát công tác phòng, chống tham nhũng;các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Chương này gồm 6 mục:

- Mục 1 công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm 9 điều (từ Điều 9 đến Điều17).

- Mục 2 xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm 2 điều (Điều 18,19).

- Mục 3 thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm 4 điều (từ Điều 20 đến Điều 23).

- Mục 4 chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm 3 điều (từ Điều 24 đến Điều 26).

- Mục 5 cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt, gồm 3 điều(từ Điều 27 đến Điều 29).

- Mục 6 kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Chương III Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức,đơn vị, Chương này gồm 3 mục:

- Mục 1 công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị, mục này gồm 4 điều(từ Điều 55 đến Điều 58).

- Mục 2 phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán, Mục này gồm 6 điều (từ Điều 59 đến Điều 64).

- Mục 3 phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng, gồm 5 điều (từ Điều 65 đến Điều 69).

Chương IV Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, gồm 4 điều (từ Điều 70 đến Điều 73).

Chương V Trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, gồm 4 điều (từ Điều 74 đến Điều 77).

Chương VI Phòng,chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, Chương này gồm 02 mục:

- Mục 1 xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng,gồm 02 điều (Điều 78, 79).

- Mục 2 áp dụng luật phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, Mục này gồm 03 điều (từ Điều 80 đến Điều 82).

Chương VII Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, Chương này gồm 6 điều (từ Điều 83 đến Điều 88).

Chương VIII Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, Chương này gồm 03 điều (từ Điều 89 đến Điều 91).

Chương IX Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng (từ Điều 92 đến Điều 95).

Chương X Điều khoản thi hành, gồm 1 điều (Điều 96) quy định về hiệu lực thi hành.

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

1. Các hành vi tham nhũng

Luật quy định các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ,công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng

Bên cạnh việc quy định các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước, Luật cũng đã quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng. Theo đó, cơ quan,tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện,xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng. Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng.Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng.

Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức. Kịpthời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

3. Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

3.1. Công khai,minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai,minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình,trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.Việc công khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng,đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.Nội dung công khai, minh bạch bao gồm:

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức,viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân;

- Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác;

- Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn;

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc các trường hợp trên mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch nêu trên còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.

Hình thức công khai bao gồm: Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; Phát hành ấn phẩm; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; Tổ chức họp báo;Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Về Trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch, Luật quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉđạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện công khai, minh bạch; trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Về Quyền yêu cầu cung cấp thông tin, Luật quy định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó theo quy định của pháp luật.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc được niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu và nêu rõ lý do.

Công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin. Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị cho cán bộ, công chức, viên chức,người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang công tác, làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định của pháp luật có liên quan.

Về trách nhiệm giải trình, Luật quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình.

Trường hợp báo chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật và có yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình và công khai nội dung giải trình trên báo chí theo quy định của pháp luật.

Việc giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giám sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Đáng chú ý Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 đã quy định tiêu chí đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng. Theo đó việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí: Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng; Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng,chống tham nhũng; Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; Việc phát hiện và xử lý tham nhũng; Việc thu hồi tài sản tham nhũng.

3.2. Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Cơ quan nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình, có trách nhiệm xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ,công khai quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, đơn vị khác có sử dụng tài chính công hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành, công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong tổ chức, đơn vị mình, thực hiện và công khai kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ đó.Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và xử lý kịp thời người có hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải bị xử lý theo quy định và chịu trách nhiệm bồi thường như sau:

- Người cho phép sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải hoàn trả phần giá trị mà mình cho phép sử dụng trái quy định và bồi thường thiệt hại; người sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm liên đới bồi thường với người cho phép sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

- Người tự ý sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải hoàn trả phần giá trị mình sử dụng trái quy định và bồi thường thiệt hại.

3.3. Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan,tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

- Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có tráchnhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

- Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh,chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa,dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành,nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh,chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột;cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ,con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

Về kiểm soát xung đột lợi ích, Luật quy định người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, xử lý. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xửlý. Người trực tiếp quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn khi phát hiện có xung đột lợi ích và nếu thấy việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực thì phải xem xét, áp dụng mộttrong các biện pháp sau đây:

- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ được giao của người có xung đột lợi ích;

- Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích;

- Tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác.

3.4. Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Về nguyên tắc,cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan,hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và phải được thực hiện theo kế hoạch, được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.

Luật quy định người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tàichính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết côngviệc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trícông tác. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉcó một vị trí phải định kỳ chuyển đổi công tác mà vị trí này có yêu cầu chuyênmôn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thìviệc chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sửdụng người có chức vụ, quyền hạn đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết địnhchuyển đổi.

5. Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học,công nghệ trong quản lý và thanh    toán không dùng tiền mặt

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm thủ tục trực tiếp tiếp xúc với cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân khi giải quyết công việc. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc quản lý, sử dụng tài chính công, tàisản công. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quy định về vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và thực hiện nhiệm vụ khác về cải cách hành chính.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực, đẩy mạnh sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Các Bộ, ngành có trách nhiệm đẩy mạnh xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia phục vụ cho việc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi có giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ và các khoản chi lương,thưởng, chi khác có tính chất thường xuyên. Luật quy định Chính phủ áp dụng biện pháp tài chính, công nghệ để giảm việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch.

6. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thànhlập, doanh nghiệp nhà nước; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, trừ trường hợp nêu trên.

Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam,cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức đó.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có nhiệm vụ: Quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là bản kê khai) và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập; Giữ bí mật thông tin thu thập được trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập; Áp dụng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Việc bảo vệ người cung cấp thông tin được thực hiện như bảo vệ người tố cáo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này; Cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luật này. Trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải chuyển vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập. Xác minh tài sản, thu nhập và kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thunhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ việc xác minh.

Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan công an, quản lý thuế, hải quan, quản lý về đất đai, đăng ký tài sản và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến nội dung xác minh về tài sản, thunhập khi có yêu cầu của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin đã cung cấp; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để làm rõ thông tin liên quan đến nội dung xác minh tài sản, thu nhập hoặc để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại,chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập. Tiến hành định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật.

Về kê khai tài sản, thu nhập, Luật quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập bao gồm: Cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trởlên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND.

Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Tài sản,tài khoản ở nước ngoài; Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dânphải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước kh ibầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thông qua phân tích, đánh giá thông tin từ bản kê khai hoặc từ các nguồn thông tin khác.Trường hợp phát hiện tài sản, thu nhập có biến động từ 300 triệu đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai không kê khai thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu người đó cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan; trường hợp tài sản, thu nhập có biến động tăng thì phải giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.

Về xác minh tài sản, thu nhập, Luật quy định cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứsau đây:

- Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khaitài sản, thu nhập không trung thực;

- Có biến động tăng về tài sản, thunhập từ 300 triệu đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khailần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồngốc;

- Có tố cáo về việc kê khai tài sản,thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;

- Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;

- Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định.

Luật quy định về xử lý hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực như sau:

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội,người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.

- Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.

- Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp nêu trên mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.Quyết định kỷ luật được công khai tại cơ quan,tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật làm việc.

Luật đã quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Theo đó cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm thông tin về bản kê khai, Kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật. Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được xây dựng và quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ.

4. Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

1.Công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơnvị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn,xử lý tham nhũng. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cótrách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời pháthiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Khi phát hiện cóhành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân phải tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn khác; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu và các hành vi khác vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng. Cán bộ, công chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn khác của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truycứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

2. Phát hiện tham nhũng thông qua các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội,Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua hoạt động giám sát nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì đề nghị Cơ quan thanh tra,Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định củapháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Kiểm toán nhà nước ra quyết định thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng khi có căn cứ theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước.

Cơ quan thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình, thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền như sau:

- Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan ở trung ương thực hiện; người công tác tại Thanh tra Chính phủ thực hiện;

- Thanh tra Bộ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện, trừ trường hợp quy định nêu trên;

- Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện,trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ.

Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức có quản lý,sử dụng tài chính công, tài sản công theo phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Trong quá trình thanh tra, kiểm toán nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra,người ra quyết định kiểm toán phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng và xử lý như sau:

- Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong trường hợp này, Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước tiếp tục tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán về các nội dung khác theo kế hoạch tiến hành thanh tra, kế hoạch kiểm toán đã phê duyệt và ban hành Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước;

- Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xửlý phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị.

Đáng chú ý Luật đã quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Theo đó trường hợp sau khi kết thúc thanh tra, kiểm toán mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm toán về cùng một nội dung thì Trưởng đoàn thanh tra, Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanhtra, kiểm toán trước đó nếu có lỗi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phảibị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật. Trường hợp đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán nếu đã phát hiện, báo cáo về vụviệc có dấu hiệu tham nhũng nhưng người ra quyết định thanh tra, người ra quyếtđịnh kiểm toán không xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra, Trưởng đoàn kiểm toán,thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm toán và cá nhân có liên quankhông phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, người ra quyết định thanhtra, người ra quyết định kiểm toán phải chịu trách nhiệm theo quy định của phápluật.

5. Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịtrong phòng, chống tham nhũng

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịphải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng của người do mình trựctiếp quản lý, giao nhiệm vụ. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực côngtác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách; người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng thì bị xử lý kỷ luậthoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịchịu trách nhiệm liên đới khi để xảy ra tham nhũng thì bị xử lý kỷ luật. Ngườiđứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loạitrừ, miễn, giảm hoặc bị tăng trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp sau đây:

- Được xem xét loại trừ trách nhiệmtrong trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết đểphòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng;

- Được xem xét miễn hoặc giảm tráchnhiệm trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắcphục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc đã chủ động, kịp thời phát hiện, báocáo và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật;

- Được xem xét miễn hoặc giảm hìnhthức kỷ luật nếu chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền pháthiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Bị xem xét tăng trách nhiệm trongtrường hợp phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp dụng các biện pháp cầnthiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc không kịpthời báo cáo, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầutrong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội để xảy ratham nhũng trong tổ chức mình ngoài việc bị xử lý theo quy định của Điều nàycòn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức đó.

6. Trách nhiệm của xã hội trongphòng, chống tham nhũng

6.1. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc ViệtNamvà các tổ chức thành viên của Mặt trận

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dânthực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phản biện xã hội, kiến nghịhoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị việcthực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Động viênNhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thôngtin về hành vi tham nhũng. Cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, đơnvị, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng. Giám sátviệc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cóthẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc thamnhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, kiến nghịviệc bảo vệ, khen thưởng người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Cơquan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thờihạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị; đối với vụ việc phức tạpthì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

6.2. Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhàbáo

Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đấu tranh chống thamnhũng, đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng. Cơquan báo chí, nhà báo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cóthẩm quyền cung cấp thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổchức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quyđịnh của pháp luật về báo chí và quy định khác của pháp luật có liên quan. Cơquan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấphành các quy định khác của pháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghề nghiệpkhi đưa tin về hoạt động phòng, chống tham nhũng và vụ việc tham nhũng.

6.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệphội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong phòng chống tham nhũng

Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệphội ngành nghề có trách nhiệm tuyên truyền, động viên người lao động, thànhviên, hội viên của mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống thamnhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; kịpthời thông báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.Doanh nghiệp,hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm kiến nghị hoàn thiệnchính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân có thẩm quyền phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tổchức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin, phục vụ công tác phòng, chốngtham nhũng.

6.4. Trách nhiệm của công dân, Ban thanhtra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng

Công dân tự mình hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giámsát đầu tư của cộng đồng hoặc thông qua tổ chức mà mình là thành viên tham giaphòng, chống tham nhũng. Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộngđồng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện phápluật về phòng, chống tham nhũng.

Phòng,chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

Để phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vựcngoài nhà nước Luật đã quy định các biện pháp như xây dựng, ban hành quy tắcđạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh; Xây dựng quy tắc ứng xử,cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Về áp dụng luật phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp,tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Luật quy định áp dụng một số quy địnhnhư nguyên tắc công khai, minh bạch, nội dung công khai, minh bạch, hình thứccông khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch; Kiểm soát xung độtlợi ích; Trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu theo quy định của Luật.

Bên cạnh đó, Luật quy định thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ,Thanh tra tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra việc thựchiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chứctín dụng, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ cóhuy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện khi có dấu hiệurõ ràng về việc vi phạm quy định tại Điều 80 của Luật này.Trình tự, thủ tụcthanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng được thực hiệntheo quy định của pháp luật về thanh tra.

Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm tựkiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lýhành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình. Cơ quan thanh tra khi tiếnhành hoạt động thanh tra nếu phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp,tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyểncơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, đơnvị, cá nhân khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khuvực ngoài nhà nước có trách nhiệm phản ánh, tố cáo, báo cáo theo quy địnhcủaLuật này.

8.                            Đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng

Luật quy định trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sátnhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng. Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vịchuyên trách về chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủyban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Côngan quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị chuyên trách về chống thamnhũng trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an.

9. Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luậtvề phòng, chống tham nhũng

9.                            1.Xử lý tham nhũng

Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí côngtác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả ngườiđã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác. Người có hành vi tham nhũng thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trườnghợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phócủa người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷluật. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác,tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giácnộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì đượcxem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạthoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người bị kết án vềtội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc, đối vớiđại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu,người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Thiệt hại dohành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng,chống tham nhũng bao gồm: Vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn,chế độ; Vi phạm quy định về quy tắc ứng xử; Vi phạm quy định về xung đột lợ iích; Vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; Vi phạm quy định về nghĩa vụ báo cáo về hành vi tham nhũng và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng;Vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; Vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Người có hành vi nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Đối với người có hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật này.

Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét áp dụng tăng hình thức kỷ luật.Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thì còn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức đó.

9.3. Xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước là công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện vi phạm quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý như sau:

- Doanh nghiệp, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức đó.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện các biện pháp xử lý đối với người giữ chức danh, chức vụ quản lý thì bị cơ quan có thẩm quyền thanh tra công bố công khai về tên, địa chỉ và hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được sửa đổi, bổsung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

2. Trách nhiệm triển khai thi hành Luật

Luật đã quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp.Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; Tổ chức công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng; Hằng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng.

3. Nội dung triển khai thi hành Luật

Ngày 15/3/2019 Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 664/KH-UBND triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Kế hoạch đã xác định các nội dung triển khai thi hành Luật bao gồm:

3.1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

- Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chủ trì,phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng. Thời gian thực hiện vào quý II/2019.

- Các Sở, Ban ngành, UBND cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh Tra tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Thời gian thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

- Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh Tra tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian thực hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo.

3.2. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

- Đối với cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành có liên quan đến Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Thời gian thực hiện trong quý III/2019.

- Đối với cấp huyện, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND cấp huyện ban hành có liên quan đến Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

3.3. Tham gia góp ý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chủ trì,phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nội dung này theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

- Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tham nhũng và các đối tượng khác có liên quan. Thời gian thực hiện từ khi Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực.

- Các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng,chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợpvới Thanh Tra tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan thường xuyên phải thựchiện nội dung này./.

 



2017 © Bản quyền thuộc Thanh tra tỉnh Bắc Kạn
Địa chỉ: Số 10, đường Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Điện thoại: 02093.870.516 | Fax: 02093.811.009 I Email: thanhtra@backan.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang