Tin mới
  • Đang online: 46
  • Hôm nay: 123
  • Trong tuần: 3 395
Luật tố cáo năm 2018

QUỐC HỘI
_____

Luật số: 03/2011/QH13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________

LUẬT TỐ CÁO

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật tố cáo.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ,công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luậ tcủa bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, côngchức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

4. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.

5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

7. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của ngườigiải quyết tố cáo.

Điều 3. Áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo

1. Việc tố cáo của cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên có quy định khác.

2. Việc tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

3. Trường hợp luật khác có quy địnhkhác về tố cáo và giải quyết tố cáo thì áp dụng quy định của luật đó.

Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo

Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời,chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quyđịnh pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người tốcáo, tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; xử lýnghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hạicó thể xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhânphẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo; bảo đảm quyết định xử lý hànhvi vi phạm bị tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước phápluật về quyết định xử lý của mình.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm bố trí trụ sở tiếp công dân hoặc địađiểm tiếp công dân để tiếp nhận tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh. Việc tổchức tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân thực hiệntheo quy định của Luật khiếu nại và các quy định khác của pháp luật có liênquan.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có tráchnhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giảiquyết theo đúng quy định của Luật này, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận,giải quyết tố cáo hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật phải bị xử lýnghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định củapháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chứctrong việc giải quyết tố cáo

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức hữu quancó trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việcgiải quyết tố cáo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ thông tin,tài liệu có liên quan đến việc tố cáo có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thờithông tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết tố cáotrong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cungcấp, cung cấp không đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bịtố cáo

Quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo của cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng, được cáccơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành. Người có trách nhiệmchấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo mà không chấp hành phải bịxử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố cáo của côngdân.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.

3. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thôngtin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo.

4. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.

5. Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợidụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi tráipháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bị tố cáo.

6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ ngườitố cáo.

7. Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết tố cáo.

8. Cản trở việc thực hiện quyền tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúcphạm người tố cáo.

9. Bao che người bị tố cáo.

10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộcngười khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.

11. Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúcphạm người giải quyết tố cáo.

12. Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợiích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúcphạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

14. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tốcáo.

CHƯƠNG II

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO,

NGƯỜI BỊ TỐ CÁO VÀ NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhânkhác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việcthụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩmquyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quyđịnh mà tố cáo không được giải quyết;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đedọa, trả thù, trù dập;

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tàiliệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gâyra.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

a) Được thông báo về nội dung tố cáo;

b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tốcáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi,cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tốcáo không đúng gây ra.

2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin,tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền;

c) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mìnhgây ra.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nộidung tố cáo;

b) Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tốcáo;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liênquan đến nội dung tố cáo;

d) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ đểgiải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩmquyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;

đ) Kết luận về nội dung tố cáo;

e) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyếttố cáo;

b) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quanchức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích củangười tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;

c) Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa cókết luận về nội dung tố cáo;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;

đ) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo tráipháp luật của mình gây ra.

CHƯƠNG III

GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT

 CỦA CÁN BỘ,CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ

Mục 1

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền

1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, côngvụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩmquyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụcủa người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứngđầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, côngvụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan,tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức,viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, côngvụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hànhtố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạmpháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơquan hành chính nhà nước

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung làcấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việcthực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổnhiệm, quản lý trực tiếp.

3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm phápluật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó củangười đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chứcdo mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm phápluật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quảnlý trực tiếp.

5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lýcán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luậttrong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức domình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tốcáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của ngườiđứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quanngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

7. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạmpháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủtrưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ,công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

Điều 14. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạmpháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơquan khác của Nhà nước

1. Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấpcó thẩm quyền:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực việc hiệnnhiệm vụ, công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Việntrưởng Viện kiểm sát cấp dưới.

2. Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Kiểm toán trưởng, PhóKiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực vàcông chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nướckhu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việcthực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

3. Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tốcáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của côngchức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

4. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ là đại biểu Quốc hội,đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi viphạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mình quảnlý.

Điều 15. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạmpháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệpcông lập

1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tốcáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viênchức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

2. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp cônglập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trongviệc thực hiện nhiệm vụ của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.

Điều 16. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạmpháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thựchiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp.

Điều 17. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạmpháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cánbộ, công chức, viên chức

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thựchiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩmquyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thựchiện nhiệm vụ, công vụ.

Mục 2

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 18. Trình tự giải quyết tố cáo

Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

2. Xác minh nội dung tố cáo;

3. Kết luận nội dung tố cáo;

4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạmbị tố cáo.

Điều 19. Hình thức tố cáo

1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phảighi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tốcáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiềungười cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từngngười tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đạidiện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tốcáo.

3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướngdẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằngvăn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản,trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiềungười đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đạidiện để trình bày nội dung tố cáo.

Điều 20. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

1. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phânloại và xử lý như sau:

a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địachỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tốcáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu cóyêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạnkiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thờihạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phảichuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết vàthông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáotrực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trườnghợp sau đây:

a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo khôngcung cấp thông tin, tình tiết mới;

b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cungcấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủđiều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

3. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hànhvi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo cótrách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó chocơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định củapháp luật.

4. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hạiđến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơquan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyềnhoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịpthời hành vi vi phạm.

Điều 21. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyếttố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngàythụ lý giải quyết tố cáo.

2. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thểgia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạpthì không quá 60 ngày.

Điều 22. Xác minh nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quanthanh tra nhà nước cung cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xácminh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).

2. Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằngvăn bản, trong đó có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;

b) Tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

c) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;

d) Nội dung cần xác minh;

đ) Thời gian tiến hành xác minh;

e) Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tốcáo.

3. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cầnthiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tàiliệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thànhbiên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

4. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạođiều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tínhđúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh. Việc giải trình của người bị tố cáophải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung tố cáo vàngười bị tố cáo.

5. Người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ theoquy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1, điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 11của Luật này, đồng thời kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lývà báo cáo người giải quyết tố cáo.

Điều 23. Trách nhiệm của Chánh thanh tra các cấp vàTổng Thanh tra Chính phủ

1. Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biệnpháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hànhchính nhà nước cùng cấp khi được giao;

b) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quancấp dưới trực tiếp của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đãgiải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằngviệc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơquan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.

2. Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:

a) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biệnpháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi đượcgiao;

b) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp kết luậnviệc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét,giải quyết lại.

Điều 24. Kết luận nội dung tố cáo

1. Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo,kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giảiquyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo.

2. Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung sau đây:

a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

b) Kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định tráchnhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần;

c) Cácbiện pháp xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền (nếu có).

Điều 25. Việc xử lý tố cáo của ngườigiải quyết tố cáo

Sau khi có kết luận nội dung tố cáo,người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:

1. Trường hợp kết luận người bị tốcáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phảithông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáobiết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việctố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiếnnghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sựthật;

2. Trường hợp kết luận người bị tốcáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng cácbiện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

3. Trường hợp hành vi vi phạm củangười bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quanđiều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của phápluật.

Điều 26. Gửi kết luận nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo phải gửikết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo. Việc gửi văn bản đảm bảo khôngtiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Trong trường hợp người tố cáo cóyêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửithông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báokết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lýngười bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

3. Người giải quyết tố cáo phải gửikết luận nội dung tố cáo cho cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trêntrực tiếp.

Điều 27. Việc tố cáo tiếp, giải quyếtvụ việc tố cáo tiếp

1. Trường hợp quá thời hạn quy địnhmà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáolà không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứngđầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngàynhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lýnhư sau:

a) Trường hợp quá thời hạn quy địnhtại Điều 21 của Luật này mà tố cáo không được giải quyết thì yêu cầu người cótrách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậmgiải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người cótrách nhiệm giải quyết tố cáo;

b) Trường hợp việc giải quyết tố cáocủa người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giảiquyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại vàyêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;

c) Trường hợp việc giải quyết tố cáocủa người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiếnhành giải quyết lại theo trình tự quy định tại Điều 18 của Luật này.

Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan điềutra, Viện kiểm sát khi nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo có dấu hiệutội phạm

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngàynhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 20,khoản 3 Điều 25 của Luật này, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báobằng văn bản về việc thụ lý, xử lý cho cơ quan, tổ chức chuyển tố cáo hoặc hồsơ vụ việc tố cáo biết; trường hợp tố cáo có nội dung phức tạp thì thời hạnthông báo có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.

Điều 29. Hồ sơ vụ việc tố cáo

1. Việc giải quyết tố cáo phải đượclập thành hồ sơ. Hồ sơ vụ việc tố cáo bao gồm:

a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dungtố cáo;

b) Quyết định thụ lý giải quyết tốcáo;

c) Biên bản xác minh, kết quả giámđịnh, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;

d) Văn bản giải trình của người bị tốcáo;

đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dungtố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hànhxác minh;

e) Kết luận nội dung tố cáo;

g) Quyết định xử lý, văn bản kiếnnghị biện pháp xử lý (nếu có);

h) Các tài liệu khác có liên quan.

2. Hồ sơ vụ việc tố cáo phải đượcđánh số trang theo thứ tự tài liệu. Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng hồ sơ vụviệc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm không tiết lộthông tin về người tố cáo.

Điều 30. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyếtđịnh xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dungtố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng một trong các hình thứcsau đây:

a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;

b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổchức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;

c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi viphạm bị tố cáo bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nộidung thuộc bí mật nhà nước.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc công khai kết luận nội dung tố cáo,quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

CHƯƠNG IV

GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT

VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC

Điều 31. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mànội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quanđó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chínhtrong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vivi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác.

2. Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước củanhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyềngiải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao chomột cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quantiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Điều 32. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo

1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nộidung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lýnhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 19,20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật này, trừ trường hợp quy địnhtại Điều 33 của Luật này.

Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhànước trong các lĩnh vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủpháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về thờihạn giải quyết khác với quy định tại Điều 21 của Luật này thì thời hạn giảiquyết tố cáo không được vượt quá thời hạn xử lý vi phạm hành chính theo quyđịnh của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 33. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nộidung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay

1. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trongcác lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thìviệc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

b) Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mìnhquản lý, người tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người cóthẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, ápdụng biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bảnvề hành vi vi phạm pháp luật (nếu có); việc xác minh, kiểm tra thông tin vềngười tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cầnthiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo;

c) Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theothẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của phápluật.

2. Hồ sơ vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hànhchính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

CHƯƠNG V

BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO

Điều 34. Phạm vi, đối tượng và thời hạn bảo vệ

1. Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú, công tác,làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khácdo cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2. Đối tượng bảo vệ gồm có:

a) Người tố cáo;

b) Người thân thích của người tố cáo.

3. Thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vàotình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đếnquyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ.

Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảovệ

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ápdụng biện pháp bảo vệ mình hoặc người thân thích của mình khi có căn cứ xácđịnh việc bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác hoặc bị các hìnhthức trù dập, phân biệt đối xử khác, bị đe dọa xâm hại hoặc xâm hại tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khácdo việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

b) Được thông báo về biện pháp bảo vệ được áp dụng; đề nghị thay đổibiện pháp bảo vệ nếu có căn cứ cho rằng biện pháp đó không bảo đảm an toàn;được từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;

c) Yêu cầu gia hạn thời hạn bảo vệ; yêu cầu bảo vệ lại;

d) Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồithường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo yêu cầu cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ mình mà các cơ quan,tổ chức, cá nhân đó không áp dụng hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quyđịnh của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tổn thất vềtinh thần cho người được bảo vệ.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Gửi văn bản yêu cầu bảo vệ trong trường hợp quy định tại các điều37, 38 và 39 của Luật này đến người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, tổ chứckhác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo. Trong trường hợp khẩncấp, có thể gặp trực tiếp hoặc thông qua các hình thức thông tin khác để yêucầu được bảo vệ ngay nhưng sau đó phải gửi văn bản yêu cầu chính thức đến cơquan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu, căn cứ xác định việc bị xâm phạm hoặcđe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặcquyền, lợi ích hợp pháp khác là xác thực và phải chịu trách nhiệm trước phápluật về thông tin, tài liệu đã cung cấp;

c) Tuân thủ yêu cầu mà cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ đưa ra cóliên quan đến công tác bảo vệ; không được tiết lộ biện pháp bảo vệ cho ngườikhác biết.

Điều 36. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo, giảiquyết tố cáo, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấpcó trách nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhânkhác của người tố cáo; đồng thời phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩmquyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp cần thiết để giữbí mật thông tin và bảo vệ cho người tố cáo.

Điều 37. Bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làmviệc

1. Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đangcông tác, làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác được bảođảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức.

2. Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức,người lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo;không được trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợppháp của người tố cáo.

3. Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử về việclàm dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mìnhthì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo hoặc người đứng đầu cơ quan cấptrên trực tiếp của người có thẩm quyền quản lý, sử dụng mình có biện pháp xem xét,xử lý đối với người có hành vi đó; người tố cáo là người làm việc theo hợp đồnglao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động địaphương có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

4. Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có tráchnhiệm kiểm tra, xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì ápdụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụngbiện pháp để bảo vệ như sau:

a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xửlý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tốcáo;

b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập vàlợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo;

c) Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnhhưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;

d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú

1. Người tố cáo không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện cácquyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú.

2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm bảo đảm để người tố cáo không bị phân biệt đối xử, trả thù, trùdập, đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.

3. Khi người tố cáo có căn cứ chorằng mình bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của côngdân tại nơi cư trú thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo để ngườigiải quyết tố cáo yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có biệnpháp bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâmphạm, đồng thời xem xét, xử lý người có hành vi vi phạm.

4. Khi nhận được yêu cầu của ngườigiải quyết tố cáo về việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo, Chủtịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, quyết định áp dụng cácbiện pháp theo thẩm quyền để bảo vệ như sau:

a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ mộtphần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền vàlợi ích hợp pháp của người tố cáo;

b) Khôi phục các quyền và lợi ích hợppháp của người tố cáo đã bị xâm phạm;

c) Xử lý kịp thời, nghiêm minh đốivới người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;

d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 39. Bảo vệ tính mạng, sức khoẻ,tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo

1. Khi người giải quyết tố cáo nhậnđược thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì có trách nhiệm chỉđạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền có biệnpháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo và đề nghị cơ quan có thẩm quyềnxử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi đe dọa, trả thù, trùdập người tố cáo.

2. Khi người tố cáo có căn cứ chorằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự,nhân phẩm, uy tín của mình hoặc người thân thích của mình thì có quyền yêu cầungười giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an áp dụng biện pháp bảo vệ cầnthiết.

3. Trường hợp yêu cầu của người tốcáo là chính đáng thì người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an kịp thời ápdụng các biện pháp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sauđây để bảo vệ người tố cáo và người thân thích của họ:

a) Bố trí nơi tạm lánh khi người tốcáo, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe;

b) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàntính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người tố cáo vàngười thân thích của họ tại nơi cần thiết;

c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâmhại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tốcáo và người thân thích của người tố cáo theo quy định của pháp luật;

d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Quy định chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo

Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp bảo vệ người tố cáo, tráchnhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ ngườitố cáo.

CHƯƠNG VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

TRONG VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 41. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước vềcông tác giải quyết tố cáo

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáotrong các cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi cả nước.

2. Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quảnlý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chínhphủ.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lýnhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.

4. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhgiúp người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quản lý công tác giảiquyết tố cáo.

Điều 42. Trách nhiệm của Toà án nhân dân, Viện kiểmsát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị,tổ chức chính trị - xã hội

1. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toánNhà nước, các cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quảnlý công tác giải quyết tố cáo; định kỳ thông báo với Chính phủ về công tác giảiquyết tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình.

2. Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơquan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết tố cáo; định kỳthông báo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác giải quyết tố cáo trong phạmvi quản lý của cơ quan, tổ chức mình.

Điều 43. Trách nhiệm phối hợp trong công tác giảiquyết tố cáo

1. Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Chánhán Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện làm việc với Chánh án Toà án nhân dân,Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để phối hợp trong công tác giảiquyết tố cáo.

2. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối caođịnh kỳ báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và thông báođến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giải quyết tố cáo.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lýcủa cơ quan mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.

4. Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân định kỳ báocáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan cấp trên và thông báo đến Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi địaphương và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 44. Giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các tổ chức thành viên của Mặt trận

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặttrận động viên nhân dân, hội viên của mình nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vềtố cáo; giám sát việc thi hành pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặttrận có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến tố cáo, khiếu nại, kiếnnghị, phản ánh; khi nhận được tố cáo thì nghiên cứu, chuyển đến người có thẩmquyền giải quyết tố cáo.

3. Tố cáo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viêncủa Mặt trận chuyển đến phải được người giải quyết tố cáo xem xét, giải quyếtvà trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định xử lý, phải thông báo bằngvăn bản cho tổ chức đã chuyển đơn đến biết kết quả giải quyết; nếu không đồng ývới kết quả giải quyết đó thì tổ chức đã chuyển đơn có quyền kiến nghị cơ quan,tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo xem xét, giải quyết; cơquan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 07ngày, kể từ ngày có quyết định xử lý.

CHƯƠNG VII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 45. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết tố cáo,người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cánhân thì được khen thưởng về vật chất và tinh thần.

Chính phủ quy định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với người có thànhtích trong việc tố cáo.

Điều 46. Xử lý hành vi vi phạm của người giải quyết tốcáo

Người giải quyết tố cáo có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4,5, 6, 7, 8 và 9 Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của phápluật trong việc giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bịxử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phảibồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Xử lý hành vi vi phạm đối với người có tráchnhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tốcáo nếu không chấp hành thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệthại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà không áp dụng biệnpháp cần thiết để xử lý kịp thời đối với người giải quyết tố cáo có hành vi viphạm quy định tại Điều 46 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạmmà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật.

Điều 48. Xử lý hành vi vi phạm đối với người tố cáo vànhững người khác có liên quan

Người tố cáo và những người khác có liên quan có hành vi quy định tạicác khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quyđịnh khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của phápluật.

CHƯƠNG VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.

2. Các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

3. Đối với tố cáo đã được thụ lý, đang xem xét và chưa có kết quả giải quyết trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11.

Điều 50. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

1. Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều,khoản được giao trong Luật này; quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

2. Căn cứ vào Luật này, cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

 

 



2017 © Bản quyền thuộc Thanh tra tỉnh Bắc Kạn
Địa chỉ: Số 10, đường Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Điện thoại: 02093.870.516 | Fax: 02093.811.009 I Email: thanhtra@backan.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang