Tin mới
  • Đang online: 32
  • Hôm nay: 108
  • Trong tuần: 3 380
Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và các Phòng thuộc Thanh tra tỉnh

      1-  Văn phòng:

 - Văn phòng có chức năng tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh về công tác tổng hợp, pháp chế, cải cách hành chính; công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật; tiếp công dân; tài chính, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ; phục vụ, đảm bảo các hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh.

- Chủ trì xây dựng trình Chánh Thanh tra ban hành các văn bản quy định về công tác tổng hợp, pháp chế nội bộ, cải cách hành chính; công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật; tiếp công dân; tài chính, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ của cơ quan Thanh tra tỉnh và hướng dẫn, đôn đốc các phòng thuộc Thanh tra tỉnh thực hiện.

- Tham mưu giúp Chánh Thanh tra trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của các phòng thuộc Thanh tra tỉnh và Thanh tra cấp huyện, sở; chuẩn bị nội dung, chương trình Hội nghị, các cuộc họp giao ban sơ kết, tổng kết công tác và soạn thảo thông báo kết luận của Chánh Thanh tra.

- Giúp Lãnh đạo Thanh tra tỉnh lập chương trình, lịch làm việc hàng ngày, hàng tuần; thẩm định về thể thức văn bản của Thanh tra tỉnh trước khi phát hành.

- Tham mưu việc xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra 05 năm; phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ để tổng hợp kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Tham mưu giúp Chánh Thanh tra thực hiện chế độ theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả chung về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của cơ quan, ngành Thanh tra tỉnh theo quy định, theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và trao đổi thông tin có liên quan theo yêu cầu của các sở, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các phòng tham mưu việc tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật pháp luật do các đơn vị gửi lấy ý kiến.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước.

- Chủ trì tham mưu việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nội bộ; phối hợp với các phòng thuộc Thanh tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tập huấn, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành.

- Chủ trì dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng; phối hợp với các phòng thuộc Thanh tra tỉnh soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Phối hợp với các phòng chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh; chuẩn bị hồ sơ để đề nghị các cơ quan góp ý kiến và đề nghị Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Thẩm định, tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các phòng thuộc Thanh tra tỉnh soạn thảo trước khi trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, rà soát thủ tục hành chính của Thanh tra tỉnh; phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị có liên quan để tham mưu thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước.

- Tổ chức, theo dõi triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO.

- Tham mưu về công tác xây dựng tổ chức, bộ máy Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm; thực hiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu phối hợp với các sở, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Thanh tra; tham gia ý kiến thỏa thuận về việc điều động, luân chuyển Thanh tra viên thuộc Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thành phố.

- Tổ chức công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của Thanh tra tỉnh theo quy định.

-  Xác định vị trí việc làm, biên chế; giao biên chế cho các phòng hàng năm; thực hiện các quy định về nhận xét, đánh giá công chức hàng năm theo quy định.

- Tham mưu công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển ngạch Thanh tra viên, Thanh tra viên chính thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Theo dõi, quản lý việc cấp phát, đổi thẻ, thu hồi Thẻ Thanh tra đối với các Thanh tra viên thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và triển khai các phong trào thi đua của Thanh tra tỉnh và toàn ngành Thanh tra tỉnh.

- Tham mưu giúp Chánh Thanh tra dự toán ngân sách hàng năm; tổ chức thực hiện ngân sách, công tác tài chính ngân sách của Thanh tra tỉnh. Quản lý cơ sở vật chất, bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc, quản lý tài sản, kinh phí phục vụ hoạt động của Thanh tra tỉnh.

- Giúp Chánh Thanh tra tổ chức tiếp công dân tại Thanh tra tỉnh  theo quy định.

- Tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; quản lý con dấu của Thanh tra tỉnh.

- Thường trực công tác đảm bảo an ninh an toàn; công tác phòng cháy, chữa cháy; đảm bảo trật tự, kỷ cương trong cơ quan Thanh tra tỉnh.

- Là đầu mối quan hệ, giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài cơ quan Thanh tra tỉnh; tổ chức, phục vụ các cuộc họp, hội nghị của Thanh tra tỉnh; tổ chức tiếp khách và công tác hành chính quản trị.

2- Phòng Nghiệp vụ:

- Giúp Chánh Thanh tra tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Khảo sát, xây dựng kế hoạch thanh tra kinh tế-xã hội; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng năm.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra cấp sở, cấp huyện. Tham mưu xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa cơ quan Thanh tra tỉnh với Thanh tra sở; giữa Thanh tra sở và Thanh tra huyện; chủ trì xử lý dự kiến kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo.

- Soạn thảo các văn bản quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của phòng cho Lãnh đạo Thanh tra tỉnh.

- Thực hiện chế độ, thông tin báo cáo về hoạt động của phòng theo quy định.

- Tham mưu tổng hợp báo cáo chuyên đề về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra tỉnh hoặc trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trình cấp có thẩm quyền ban hành.

- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo.

- Trực tiếp tiến hành thanh tra, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật

-  Thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc Sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

-  Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và Giám đốc các Sở trong việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

-  Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị, đề nghị (gọi tắt là đơn) thuộc thẩm quyền; đề xuất xử lý đơn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Chánh Thanh tra giao;

- Tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Thanh tra tỉnh và Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh khi có yêu cầu.

-  Xác minh, tham mưu giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thanh tra tỉnh và của Uỷ ban nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

- Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyên, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài trên địa bàn tỉnh; theo dõi, tổng hợp việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo, quyết định giải quyết đối với các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

3- Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng

- Giúp Chánh Thanh tra tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng tại cơ quan Thanh tra tỉnh.

- Khảo sát, xây dựng kế hoạch thanh tra trách nhiệm hàng năm thuộc phạm vi tham mưu của phòng và tổ chức thực hiện thanh tra sau khi kế hoạch được phê duyệt.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng của Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở;

-  Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các kế hoạch, chương trình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng, chống tham nhũng trình cấp có thẩm quyền ban hành.

- Tham mưu cho Chánh Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Thanh tra các vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc qua đơn thư tố cáo của công dân khi được giao.

- Theo dõi, nắm bắt tình hình và kịp thời tham mưu Chánh Thanh tra, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý bước đầu các vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với cơ quan Kiểm toán  nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ban Nội chính, Uỷ ban Kiểm tra và các cơ quan khác có liên quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng.

- Tiến hành xác minh, kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Thực hiện chế độ, thông tin báo cáo về hoạt động của phòng theo quy định; tham mưu thực hiện chế độ tổng hợp, thông tin, báo cáo theo định kỳ và chuyên đề liên quan lĩnh vực phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh hoặc trên phạm vi toàn tỉnh.

-  Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

4- Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra

- Giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra do Thanh tra tỉnh thành lập khi được giao; thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra theo quy định.

- Thực hiện việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra do Đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh soạn thảo trước khi ký ban hành khi cần thiết theo yêu cầu, chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra tỉnh.

- Thực hiện theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; Tham mưu cho Chánh Thanh tra kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có hành vi không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

- Tham mưu thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra khi cần thiết.

- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố khi cần thiết.

- Thực hiện chế độ, thông tin báo cáo về hoạt động của phòng theo quy định; tham mưu thực hiện báo cáo chuyên đề về công tác theo dõi, kiểm tra, xử lý sau thanh tra; việc thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh hoặc trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra trình cấp có thẩm quyền ban hành.

- Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra.

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image

2017 © Bản quyền thuộc Thanh tra tỉnh Bắc Kạn
Địa chỉ: Số 10, đường Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Điện thoại: 02093.870.516 | Fax: 02093.811.009 I Email: thanhtra@backan.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang